Hosting là gì?
Hosting là gì?
Hosting (hay web hosting) là không gian lưu trữ dữ liệu được chia nhỏ từ các máy chủ (server), giúp bạn đăng tải dữ liệu và xuất bản website, app trên Internet.
Khi bạn đăng ký dịch vụ Hosting, nghĩa là bạn đang thuê một chỗ đặt chứa tất cả các file và dữ liệu cần thiết lên trên server để website của bạn có thể hoạt động được 24/7.
Máy chủ của nhà cung cấp dịch vụ Hosting sẽ có IP và đường truyền riêng với cấu hình rất cao, nên sẽ luôn hoạt động ổn định và bảo mật tốt. Máy chủ sẽ chạy xuyên suốt để 24/7 để website, app có thể hoạt động được liên tục, mọi lúc và mọi nơi.
Sự khác nhau giữa tên miền và web hosting là gì?
Một website muốn hoạt động và được nhiều người biết đến thì trang web đó phải có tên miền và sử dụng web hosting.
Hosting | Domain |
Hosting hay web hosting là không gian lưu trữ để xuất bản website hay ứng dụng lên internet. | Domain hay tên miền là địa chỉ giúp nhận dạng hoặc một địa chỉ có tên của một địa điểm internet. |
Hosting cung cấp không gian và tài nguyên để nơi lưu trữ dữ liệu website, trong đó có cả lưu trữ domain. | Domain giúp phân biệt website của bạn với những website khác và mang dấu ấn thương hiệu riêng. |
Hosting có thể thuê hoặc mua tùy nhu cầu sử dụng và các website có thể dùng chung Hosting với nhau. | Tên miền của mỗi website đều phải được đăng kí theo đúng quy trình, tên miền là riêng biệt và không trùng nhau. |
Hosting hoạt động như thế nào?
1. Đối với khách hàng truy cập website
Sau khi hoàn thành quá trình mua hosting và tải lên dữ liệu lên trang web, thì website của bạn về cơ bản sống trên một máy chủ. Người dùng có thể truy cập trang web đó bằng cách nhập địa chỉ trang web (tên miền) tương ứng vào trình duyệt web.
Khi làm điều này, máy tính của họ sẽ kết nối với máy chủ mà trang web của bạn được lưu trữ. Sau đó, đến lượt máy chủ gửi các tệp bạn đã lưu trữ trên bộ nhớ để hiển thị cho khách truy cập web của bạn.
Giả sử khách truy cập muốn xem blog của bạn, máy chủ sẽ gửi blog đến màn hình trình duyệt của họ. Sau khi họ chọn một bài đăng trên blog cụ thể, máy chủ sẽ hiển thị bài đăng đó trên màn hình của khách hàng.
2. Đối với nhà cung cấp dịch vụ hosting
Ở phía nhà cung cấp dịch vụ hosting , sẽ có trách nhiệm chuẩn bị hệ thống server lưu trữ cho người thuê hosting. Thường thì các gói hosting tại thị trường Việt Nam sẽ được tạo ra bằng cách chia sẻ tài nguyên của server đích thành các không gian lưu trữ nhỏ hơn.
Nhà cung cấp sẽ tiến hành cấu hình và chia nhỏ dịch vụ hosting của họ ra nhiều gói khác nhau theo cấp bậc tăng dần. Mỗi loại gói sẽ đi kèm với khoản chi phí tương ứng.
Trong quá trình sử dụng web hosting, nếu người thuê có nhu cầu nâng cấp để đáp ứng nhu cầu phát triển thì nhà cung cấp sẽ tiến hành điều chỉnh cho phù hợp.
3. Đối với người thuê hosting
Về phía người sử dụng hosting, họ chỉ cần tiến hành tải lên các file và dữ liệu liên quan lên không gian lưu trữ của mình sau đó cấu hình hoạt động cho phù hợp.
Thông thường, web hosting sẽ được thuê để lưu trữ các trang web. Trong trường hợp này, người thuê sẽ tiến hành xây dựng trang web và điều chỉnh để website phù hợp với mục đích ban đầu, có thể là kinh doanh, blog, tin tức,…
Nếu bạn muốn tự xây dựng hosting cho riêng mình, hãy tham khảo hướng dẫn tự tạo hosting tại nhà đơn giản và chính xác
Vì sao bạn cần phải sử dụng hosting?
Nếu bạn muốn kinh doanh online trên website và các vấn đề liên quan đến website thì không thể thiếu hosting. Nếu không có hosting thì website của bạn chỉ một mình bạn truy cập và thấy được. Khi sử dụng hosting thì trang web của bạn sẽ được nhiều người biết đến thông qua tên miền (domain) hoặc địa chỉ IP chính xác.
Ngoài ra, khi website hoạt động bạn có thể tận dụng chạy quảng cáo Google Ads và thực hiện SEO tiếp cận đến nhiều khách hàng quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ thương hiệu của bạn nhiều hơn.
Hosting có ảnh hưởng như thế nào đến SEO?
Để trang web của mình được đăng lên Internet thì bạn cần phải có dịch vụ web hosting để nhờ đó mà khi người dùng có nhu cầu truy cập vào trang web của bạn thì họ sẽ thao tác bằng cách nhập địa chỉ trang web hoặc tên miền vào vào trình duyệt. Để từ đó máy tính của người dùng sẽ kết nối với máy tính của bạn, trang web sẽ được chuyển tới họ thông qua trình duyệt.
Web hosting cũng được coi là một trong những yếu tố mà Google sẽ cân nhắc website nào sẽ xuất hiện trên truy vấn tìm kiếm.
- Website luôn hoạt động: Nếu như trang web của bạn gặp sự cố về hosting dẫn đến chuyển chế độ ngoại tuyến, thì khả năng cao bạn sẽ bị mất khách hàng tiềm năng, và hao hụt một lượng traffic đáng kể. Nếu như tình trạng này thường xuyên xảy ra thì khả năng cao trang web của bạn sẽ bị gắn cờ bởi Google và loại bỏ khỏi kết quả tìm kiếm.
- Bảo mật: Nếu như trang web của bạn gặp phải nhà cung cấp hosting kém chất lương, độ bảo mật không đảm bảo thì rất dễ bị nhiễm phần mềm độc hại và có thể bị tấn công bất cứ lúc nào.
- Nhà cung cấp có sự am hiểu về SEO: Nếu như nhà cung cấp hosting có kiến thức về SEO thì cấu trúc website của bạn sẽ có những hiệu quả rõ rệt về trải nghiệm người dùng và lưu lượng truy cập.